NỘI DUNG SẼ TRÌNH BÀY:
PHONG THỦY LUẬN .
PHẦN 5 : THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY.





TẦNG THỨ 16: 60 LONG PHỐI CÁC SAO ĐỂ ỨNG VỚI
TỨ CÁT SA, THỦY .
28 sao phân ra khắp tất cả trong 60 long, bắt đầu khởi từ Giáp Tý là Giốc mộc giảo, đi thuận đến Ất Sửu là cang kim long, đến Bính Dần là chi thổ lạc, hết 1 vòng lại trở ngược lại, bắt đầu khởi từ Giốc, luân chuyển ra 2 vòng, mỗi sao đều quản 2 long. Chỉ có 4 sao: Giốc, cang, chi (đê), phòng đều được quản 3 long, để cho đủ số 60 mà đủ tra sao khởi quái trì theo xét cách sử dụng của tứ cát, lại còn 1 phép nữa như là 60 long Giáp Tý nạp âm kim long, là Giáp mộc giao quản cục, tức mộc thụ kim long, đây là sao khắc, chịu chế ngự, vậy khi phân kim không nên dùng kim độ tọa huyệt, vì sao mộc chịu khắc quá nhiều thì không tốt, lại như:
Bính Ngọ thủy long nguyên là khuê mộc lang quản cục, là cầm tinh được thủy long, sinh, thật là tốt thượng hạng. Vì vậy được phân kim tọa độ lưỡng nghi thì càng tốt, mọi cái khác cũng vậy sẽ suy ra.
NHỊ THẬP BÁT TÚ PHÂN PHỐI LỤC GIÁP
Có bài tiệp quyết phụ như sau:
Giáp Tý giác hệ, ất Sửu cang
Bính Dần, Đinh Mão, chi phòng dương
Thứ tự bài lai, chí Giáp Tuất
Hư tú quản cục, bất tu trang
Sâm Quý Giáp Thân, chi quy nạp
Giáp Thìn thất hỏa vi định củ
Giải nghĩa: Bài thơ ca dễ nhớ về 28 sao phân phối với 6 Giáp, rất mau hiểu.
Giáp Tý thuộc độ (vi) là sao Giốc; Ất Sửu là sao cang; Bính Dần là sao chi, Đinh Mão là sao phòng; Giáp Tuất là sao hư; sao sâm thuộc về Giáp Thân; sao chi thuộc về Giáp Ngọ; Giáp Thìn thuộc về sao thất, thuộc hỏa; Giáp Dần thì sao quý, quản cục; mỗi vòng có 10 sao luân chuyển đi đủ số độ.
Xét thiên này là định luật lệ về cầm tinh cai quản vị trí ở trong la bàn, như: Giáp Tý long mà xuyên được vào sơn phận của sao giác – mộc giao cai quản, thì Giáp Tý là kim long; giác là mộc tú, là kim long khắc sao mộc, lại thêm cái hành long là kim độ của hỗn thiên nữa, đó là cầm tinh chịu khắc, thì dù là long, huyệt, sa, thủy được khẩn mật, tốt đẹp cũng chỉ phát tạm thời 1 ít thôi, rồi sau tất bị bại tuyệt, vì sinh ra nhiều tai họa; bệnh lao, giặc cướp bóc, chết đường xá v.v… Lại như Bính Tý là thủy long, xuyên được vào sơn phận của sao khuê mộc lang quản lý, là thủy sinh mộc, lại được long, huyệt, sa, thủy toàn mỹ, lập hướng hợp pháp thì phát phú quý vô cương. Cầm tinh nên chịu Thân hãm (chế ngự) cũng không tốt lành. Tức như đất mộ tổ nhà ông Giã Mộ Tướng, hư danh tự đạo, ở huyện Thiên thai bên Trung quốc làm Dậu sơn, Mão hướng là lữ đậu Lôi, quẻ quy muội, hào tam là Đinh Sửu sao bích trì thế, sao tốt quản cục, Kỷ Dậu lại thuộc Đinh Dậu, xuyên được sao Vỹ quản sơn, hay lấn át sao trì thế, hợp tính từ bản sơn luân chuyển những năm tiếp theo đi thuận đến Đinh Dậu 6 vòng là thấy tai họa ngay lập tức. Vậy sách có ghi mấy câu thi ca:
“Kim tinh, Bích thủy, Du Tinh hiện
Tối Kỷ kim ô, thăng bảo điện
Chính diện chư hầu bán diện Quân
Quý cậu sinh nhân, thụ âm quyền
Lục thập niên hậu cáp nghi thiên
Vỹ hỏa bỏ tinh quả xuất hiện
Mã đầu hỏa điệm chủng thiên Hồng
Phá liễu kim ô Thượng bảo Điện
Địa hình, thiên tượng, sát khí đông đáo thử linh nhân vô nhãn kiến
Thiên cơ bí mật bất dong thức địa ký lầu Vi Thiên cổ nghiệm”
Giải nghĩa: Kim tinh và sao bích Thủy Du hiện, tất rừng là thấy vầng kim ô (mặt trời)
lên bảo điện, tức là làm Thừa Tướng chính ở trước mặt là chư hầu Quốc, một nửa quyền hành là thay mặt vua. Quý hậu sinh ra người được ân hưởng phúc lớn. Nhưng sau 60 năm phải cấp tốc dời mộ đi chỗ khác, bởi sao Vỹ là hỏa hổ sẽ xuất hiện, tức là lửa ở đầu ngọn bốc cháy đỏ rực trời, phá tan vầng kim ô và tòa bảo điện. Sát khí ở địa hình cũng như sát khí ở thiên tượng.
Đến lúc đó mới biết là mắt người thường không thể thấy được. Sự bí mật của Thiên cơ chẳng dễ mà biết trước. Nhà địa lý ghi để lại cho ngàn đời kinh nghiệm mà xem. Đó là nói: phương vị của loan đầu chịu khắc, mà sao trì thế lai chịu thôn hãm (lấn áp nuốt mất) Những cầm tinh ở trong mười hai chi phương điện, nhập viên, là sao Đại cát của huyệt, lai nên cùng với sao của phương thủy lai là tương sinh hay tỷ hòa thì mới tốt lành.
Phương pháp, thì lấy 2 sao tàng ẩn ở dưới long thấu địa, dùng địa bàn tìm lấy 4 sao cát của Sa Thủy, cầm tinh trì thế, làm thấu địa long nạp âm, là trong ngoài cùng nhau, lại phải xét tới cái hỗn thiên độ tương khắc, là quan sát đó, nên cẩn thận xem kỹ lúc mới được.
Sao tốt lành là: kim, thủy, nhật, nguyệt, đó là tứ tú hội hợp 1 chỗ, nên gọi là (hỗn thiên khai bảo chiếu, kim thủy Nhật Nguyệt phùng).
Dục tri Tứ cát, hội hà cục
Hư nhị, quỷ cứ, câm cơ lục
Tất lai bản cung, chi tại Tam
Khuê ngũ, dực thất, tương kế lục
Thức đắc âm, dương thuận nghịch tâm
Ngã kim lập pháp kham truyền thuật
Dương độn tiên tiên, thuật vị
Âm độn thoái cung nghịch vị
Giải nghĩa: Muốn biết 4 sao lãnh hội ở cục nào thì:
Sao hư ở cung thứ 2, sao quy ở cung 4, sao cơ ở cung 6, sao tất ở bản cung, sao chi ở cung 3, sao khuê ở cung 5, sao dực ở cung 7 nối tiếp nhau. Phải biết phép thuận nghịch của âm dương mới tìm được. Nay tôi lập pháp truyền lại cho biết là:
Quẻ độn là dương thì tiến về phía trước mặt, đi thuận vị; quẻ độn là âm thì lùi lại về cung đằng sau, chuyển ngược lại đi
TẦNG THỨ 25:
THẬP NHỊ CUNG PHÂN DÃ
Người đời thường thường là chỉ biết cái có phương tốt phát tài đa lộc mà không biết là do ảnh hưởng của phong thủy. Thí dụ: thấy một vùng địa mà ở trên Thân long có tinh phong tủng tú (cao vót), an thủy thanh kỳ thì phải tra xem cung vị đó là phương thuộc về đâu? Thì biết là ở vùng đó có người sẽ được hưởng phúc lộc về sơn, thủy mỹ lệ đó. Chẳng hạn như: cung Thìn thì thuộc về địa phận Châu quận của nước Trịnh thì người ở trong Châu huyện đó sẽ làm quan, hưởng lộc về sơn, thủy đó, ứng nghiệm không sai. Vả lại, phân địa vị ranh giới 12 cung xưa, nay thay tên, đổi dạng khác rồi. Xưa gọi là quốc, thời nay gọi là Tỉnh, Phủ, Châu, Huyện v.v… Cho nên phân đã bất đồng, nên có đọc cuốn Đại Thanh nhất thống chí mới rõ.
THẬP NHỊ CUNG PHÂN DÃ

có 2 sao; mà 4 sao là Phòng, Hư, Mão, Tinh là nhật tú là Trung cung.
Tại tầng thứ 26 của La kinh.
TẦNG THỨ 26:
CÁC PHẬN ĐỘ CỦA 28 SAO
Trên đây phân độ và vị trí của 28 sao mà chỉ có 12 cung


Tầng 36 của La kinh.

TẦNG THỨ 36:
LÀ 28 SAO PHỐI VỚI 24 SƠN
( dienbatn sẽ đi sâu vào việc này trong phần LA KINH THẤU GIẢI ).
Xin xem tiếp bài 27. dienbatn.