NỘI DUNG SẼ TRÌNH BÀY:
PHONG THỦY LUẬN .
PHẦN 5 : THIÊN VĂN VÀ CHIÊM TINH ỨNG DỤNG TRONG PHONG THỦY.
II. NHỊ THẬP BÁT TÚ. ( Tiếp theo ).
A/ Nhị thập bát tú tính theo ngày dương lịch:
Năm dương lịch có 365 ngày tức 13 chu kỳ của Nhị thập bát tú (28 x 13 = 64) cộng thêm 1 ngày. Nếu năm nhuận (có ngày 29/2) thì cộng thêm 2 ngày – Ngày 1-1-1995 là ngày chủ nhật thuộc sao Hư (số 11) ta dễ dàng tính ra ngày 1-1-1996 là ngày thứ hai thuộc sao Nguy (số 12). Nhưng đến năm 1997 phải tụt xuống 2 sao tức ngày thứ 4 sao Bích (số 14) (vì năm 1996 có thêm ngày 29/2). Chỉ cần biết một mốc chính xác, ta có thể tính ra bất cứ ngày nào trong quá khứ và tương lai theo cách tính trên.Thí dụ tính ngày 8/3/1997 tức thứ 7 là sao số 24 Sao Liễu.
Thí dụ: Ta biết ngày 1.1.1995 là ngày chủ nhật thuộc sao Hư (số 11). Thử quay lại ngày 28.2.1985 là ngày gì?
Bước 1: Tính từ 1985 đến 1995 là 10 năm 13 chu kỳ cộng 1 ngày = 1 năm thường tuột xuống một ngày. Từ năm 1985 đến 1995 có thêm 2 ngày 29/2 (1988, 1992) Từ 1985 đến 1995, hệ sao đã tuột xuống (10 + 2) = 12 sao. Sao Hư ngày 1.1.1995 số 11, vậy ngày 1.1.1985 phải ngược lại 12 sao là sao số 27, sao Dực (ngày thứ 3)
Bước 2: từ 1.1.1985 đến 28.2.1985 có 2 chu kỳ 28=56 và 2 ngày. Ngày 1.1.1985 là sao Dực (27), 28.2.1985 là ngày sao Giác (1) thứ năm (đem từ sao Dực lên 2 ngày).
B/ Xác định sao của năm
Theo chu kỳ thì 28 năm, sao sẽ trở lại như ban đầu, bắt đầu từ nhóm sao ở phương Tây (Bạch Hổ), xuống phương Nam (Chu Tước), lên phương Đông (Thanh long) và phương Bắc (Huyền vũ).
Cách tính
Sau Công nguyên, lấy số năm chia cho 28, nếu số dư bằng 0 thì năm đó do sao Khuê gây ảnh hưởng (số dư chớ không phải số thành), nếu số 1 = sao Lâu, số 2 = sao Vị… (xem bảng số bên dưới).
Bắt đầu từ sao Khuê và theo thứ tự tiếp tục cộng 1. Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.
Thí dụ
* Tìm sao gây ảnh hưởng cho năm 1990?
Lấy số 1990 chia cho 28, số dư còn lại là 2. So vào bảng số tính năm cho sao thấy số 2 thuộc sao Vị. Vậy sao của năm 1990 là sao Vị (số thành là 71, không tính).
* Tìm sao gây ảnh hưởng cho năm 1996?
Lấy số 1996 chia cho 28, số dư còn lại là 8. So vào bảng số thấy số 8 thuộc sao Quỷ. Vậy sao của năm 1996 là sao Quỷ.
* Tìm sao gây ảnh hưởng cho năm 2006?
Lấy số 2006 chia cho 28, số dư còn lại là 18. So vào bảng số thấy số 18 thuộc sao Đê. Vậy sao của năm 2006 là sao Đê.
C/Xác định sao của tháng
Tháng Giêng của năm sao Giác là sao Tâm. Mỗi tháng sao thay đổi. Chu kỳ của sao là 28. Một năm có 12 tháng, vì vậy chu kỳ của tháng là 12. Bội số chung nhỏ nhất của 28 và 12 là 84. Số 84 = 28 x 3 = 12 x 7. Như vậy theo chu kỳ 7 năm thì tháng Giêng và sao Tâm trùng trở lại. Chỉ cần tìm sao của tháng Giêng mỗi năm để tính các tháng kế tiếp.
Điều cần nhớ trong phương pháp xác định sao của tháng là: Năm tính theo dương lịch, còn tháng tính theo âm lịch.
Cách tính
* Đầu tiên lấy số năm muốn tính chia cho 7 để xem được bao nhiêu lần tháng Giêng (chu kỳ). Lấy số dư (D) nhân với 12 để được số tháng dư (T). Sẽ có hai trường hợp sau:
– Nếu T + 5 > 28 thì lấy T + 5 – 28 = S. S là số sao của tháng Giêng cần tìm.
– Nếu T + 5 < 28 thì chính T + 5 là số sao của tháng Giêng cần tìm vậy.
Chú thích: Dấu > là lớn hơn; dấu < là nhỏ hơn.
* Tính tháng khởi đầu bằng sao Giác của chòm sao Thanh long ở phương Đông, tiếp theo là chòm sao Huyền vũ ở phương Bắc, kế đến là chòm sao Bạch hổ ở phương Tây và cuối cùng là chòm sao Chu tước ở phương Nam trở lại sao Giác như lúc khởi đầu bằng số 1, Cang 2, Đê 3, Phòng 4… Chẩn 28. Thứ tự 28 sao được sắp xếp như sau:
Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
* Biết được sao tháng Giêng của năm thì tính các tháng kế tiếp rất dễ dàng theo thứ tự các sao ghi trên.
* Gặp tháng nhuần thì tính như tháng trước. Thí dụ như năm Bính Tuất (2006) là năm nhuần, nên có hai tháng 7. Tháng 7 đầu thuộc sao Đê thì tháng 7 nhuần sau cũng vẫn thuộc sao Đê, tháng 8 mới qua ảnh hưởng của sao Phòng.
Thí dụ
* Tìm sao của tháng Giêng năm 1990?
Lấy số 1990 chia cho 7, số dư còn lại là 2 (D). Lấy số dư 2 x 12 = 24 (T) + 5 = 29 (S). Vì S > 28, nên lấy số 29 – 28 = 1
Vậy sao của tháng Giêng năm 1990 là sao Giác (S = 1).
* Tìm sao của tháng Giêng năm 1996?
Lấy số 1996 chia cho 7, số dư còn lại là 1 (D). Lấy số dư 1 x 12 = 12 (T) + 5 = 17 (S).
Vậy sao của tháng Giêng năm 1996 là sao Vị (S = 17).
* Tìm sao của tháng Giêng năm 2006?
Lấy số 2006 chia cho 7, số dư còn lại là 4 (D). Lấy số dư 4 x 12 = 48 (T) + 5 = 53 (S).
Vì S > 28, nên lấy số 53 – 28 = 25. Theo thứ tự số 25 là sao Tinh
Vậy sao của tháng Giêng năm 2006 là sao Tinh (S = 25).
D/ TỊNH DƯƠNG MỘNG ẢNH.
1/ Tính theo Can.
* Giáp cung độ sao Vĩ cư tại vị trí Dần.
* Ất cung độ sao Đê cư tại vị trí Mão.
* Bính cung độ sao Dực cư tại vị trí Tị .
* Đinh cung độ sao Liễu cư tại vị trí Ngọ.
* Mậu cung độ sao Khuê cư tại vị trí Tuất .
* Kỷ cung độ sao Giốc cư tại vị trí Thìn .
* Canh cung độ sao Chủy cư tại vị trí Thân.
* Tân cung độ sao Vị cư tại vị trí Dậu .
* Nhâm cung độ sao Thất cư tại vị trí Hợi .
* Quý cung độ sao Vĩ cư tại vị trí Tý.
2/ Tính theo Chi.
* Dần cung độ sao Cơ.
* Mão cung độ sao Phòng.
* Tiết khí Hạ chí – Cung Mùi sơ độ – Khí Thuần thủ.
* Tiết khí Đại thử – Cung Ngọ sơ độ – Khí Thuần hỏa.
* Tiết khí Xử thử – Cung Tị sơ độ – Khí Thuần vĩ.
* Tiết khí Thu phân – Cung Thìn sơ độ – Khí Thọ tinh.
* Tiết khí Sương giáng – Cung mão sơ độ – Khí Đại hỏa.
* Tiết khí Tiểu tuyết – Cung Dần sơ độ – Khí Tích mộc.
* Tiết khí Đông chí – Cung Sửu sơ độ – Khí Tinh kỷ.
* Tiết khí Đại hàn – Cung Tý sơ độ – Khí Huyền hiếu.
4/ Tinh đồ cung vị.
* Tý tướng:
– Đại hàn – Sao Giốc ( 1 độ 28 phút ) – Giờ Dần chính 3 khắc 12 phân ( 1 khắc=15 phút, 1 phút = 1 phân ).
– Lập xuân – Sao Đê – ( 1 độ 43 phút ) –Giờ Mão sơ 3 khắc 5 phân.
* Hợi tướng :
– Vũ thủy – Sao Phòng ( 1 độ 21 phút ) – Giờ Dần chính 3 khắc 7 phân.
– Kinh chập – Sao Tâm ( 1độ 47 phút ) – Giờ Dần chính 2 khắc 9 phân.
* Tuất tướng .
– Xuân phân – Sao Vĩ ( 1 độ 25 phút ) – Giờ Dần chính 1 khắc 10 phân.
– Thanh minh – Sao Vĩ ( 2 độ 37 phút ) – Giờ Dần sơ 1 khắc 10 phân.
* Dậu tướng.
– Cốc vũ – Sao Cơ ( 4 phút 31 độ ) – Giờ Dần sơ 2 khắc 8 phân.
Lập hạ – Sao Cơ ( 3 độ 51 phút ) – Giờ Dần sơ 0 khắc 13 phân.
* Thân tướng.
– Tiểu mãn – Sao Dẩu ( 2 độ 51 phút ) – Giờ Sửu sơ 3 khắc 15 phân.
Mang chủng – Sao Đẩu ( 7 độ 57 phút ) – Giờ Sửu sơ 2 khắc 11 phân.
* Mùi tướng.
– Hạ chí – Sao Nữ ( 1 độ 8 phút ) – Giờ Sửu sơ 1 khắc 18 phân.
Tiểu thử – Sao Nguy ( 3 độ 39 phút ) – Giờ Sửu sơ 2 khắc 3 phân.
* Ngọ tướng.
– Đại thử – Sao Thất ( 1 độ 42 phút ) – Giờ Sửu chính Sửu 3 khắc 5 phân.
– Lập thu – Sao Bích ( 0 độ 33 phút ) – Giờ Sửu chính 3 khắc 3 phân.
* Tị tướng.
– Xử thử – Sao Lâu ( 1 độ 31 phút ) – Giờ Dần sơ 2 khắc 8 phân.
– Bạch lộ – Sao Vị ( 0 độ 20 phút ) – Giờ Dần sơ 1 khắc 10 phân.
* Thìn tướng.
– Thu phân – Sao Tất ( 2 độ 51 phút ) – Giờ dần chính 1 khắc 10 phân.
Hàn lộ – Sao Sâm ( 0 độ 2 phút ) – Giờ Dần chính 3 khắc 1 phân .
Mão tướng.
– Sương giáng – Sao Tỉnh ( 2 độ 2 phút ) – Giờ Dần chính 1 khắc 9 phân.
– Lập đông – Sao Quỷ ( 1 độ 43 phút ) – Giờ Mão sơ 1 khắc 5 phân.
* Dần tướng .
Tiểu tuyết – Sao Liệu ( 6 phút 2 độ ) – Giờ Dần chính 3 khắc 12 phân.
Đại tuyết – Sao Dực ( 3 độ 9 phút ) – Giờ Mão sơ 2 khắc 10 phân.
Sửu tướng.
– Đông chí – Sao Dực ( 5 độ 38 phút ) – Giờ Mão sơ 0 khắc 10 phân.
– Tiểu hàn – Sao Chuẩn ( 2 độ 20 phút ) – Giờ Mão sơ 0 khắc 7 phân.
Nhị Thập Tứ Khí (24 tiết khí trong năm).
Nhị thập tứ khí gốc là do một khí. Lấy cả năm mà nói, thì chỉ có một khí. Lấy bốn mùa mà nói thì cũng chỉ là một khí phân thành bốn khí. Lấy 12 tháng mà nói thì cũng là một khí phân thành 6 khí. Cho nên 6 khí Âm, 6 khí Dương là 12 khí.
Lại trong 6 khí Âm, 6 khí Dương mỗi khí đều có đầu có cuối, nên lại chia thành 24 khí. Mỗi khí trong 24 khí lại có 3 ứng, cho nên lại chia thành 3 hầu. Như vậy có 72 hầu, mà chung quy vẫn là một khí. Từ một khí thành 4, thành 12, thành 24, thành 72, tất cả đều là phân đoạn của một khí mà thôi.
Thập Nhị Thần
Thập Nhị Thần là nơi mà các sao Đẩu Cương của Bắc Đẩu chỉ vào mỗi tháng. Đẩu Cương của Bắc Đẩu chỉ vào đâu thì nguyên khí của tháng ở tại đấy.
– Tháng Giêng, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Dần.
– Tháng Hai, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Mão.
– Tháng Ba, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Thìn.
– Tháng Tư, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Tị.
– Tháng Năm, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Ngọ.
– Tháng Sáu, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Mùi.
– Tháng Bảy, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Thân.
– Tháng Tám, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Dậu.
– Tháng Chín, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Tuất.
– Tháng Mười, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Hợi.
Gọi là Nguyệt Kiến vì nguyên khí của trời thì vô hình, nên cứ trông sao Bắc Đẩu chỉ vào đâu, thì biết nguyên khí ở đó.
Bắc Đẩu có 7 sao. Sao thứ nhất là Khôi, sao thứ năm là Hành, sao thứ bảy là Tiêu. Ba sao ấy gọi là Đẩu Cương. Như tháng Dần, thì buổi tối, sao Tiêu chỉ Dần; nửa đêm, sao Hành chỉ Dần; tảng sáng sao Khôi chỉ Dần. Các tháng khác cũng phỏng theo đó.

Thập Nhị Thứ
Thập Nhị Thứ là 12 vùng trời mà mặt trời, mặt trăng giao hội. Trong một năm mặt trời và mặt trăng gặp nhau 12 lần, nên gọi là 12 thứ.
– Tháng Tí, thứ là Huyền Hiêu.
– Tháng Sửu, thứ là Tinh Kỷ.
– Tháng Dần, thứ là Tích Mộc.
– Tháng Mão, thứ là Đại Hỏa.
– Tháng Thìn, thứ là Thọ Tinh.
– Tháng Tị, thứ là Thuần Vĩ.
– Tháng Ngọ, thứ là Thuần Hỏa.
– Tháng Mùi, thứ là Thuần Thủ.
– Tháng Thân, thứ là Thực Trầm.
– Tháng Dậu, thứ là Đại Lương.
– Tháng Tuất, thứ là Giáng Lâu.
– Tháng Hợi, thứ là Tưu Tí.
Thập Nhị Phân Dã
Tức là nơi Thần,Thứ ảnh hưởng tới. Ở trên trời có 12 Thần, 12 Thứ, thì ở dưới đất có 12 nước (dã), 12 châu.
Phàm Nhật Nguyệt giao hội, hay nhật thực, nguyệt thực, hay tinh thần (các sao) biến dị, cứ xem ứng vào phân dã, phân châu nào thì biết được cát hung ứng vào nơi đó ra sao.
Nhị thập bát tú tương ứng với những không phận, địa phận sau đây, ngoài ra còn chiếm một khoảng trời rộng hẹp khác nhau được định bằng những độ số sau đây:

Nơi sao Hư thấy đề 9o với chữ tiểu cường tức là hơn 9o.
Cộng các độ với nhau, ta được 365o, lại cộng với một chút «tiểu cường» ta sẽ có 365o ¼ của vòng Chu Thiên.


NHẬT NGUYỆT VÀ NGŨ TINH
(Mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh: Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)
* Mộc Tinh (Tuế Tinh: Jupiter)
Người ta quan sát sự vận hành của mặt trời, mặt trăng để định xem Tuế Tinh đi thuận hay nghịch ra sao.
Tuế Tinh (Mộc Tinh) ứng với phương Đông, mùa Xuân, và các ngày Giáp Tí.
Nếu làm điều trái lẽ, Tuế Tinh sẽ gia phạt. Khi Tuế Tinhđi nhanh hay chậm, nó sẽ định vận mệnh quốc gia tương ứng với cung nó đang ở.
Nước nào mà nó đang chiếu vào, thì không thể bại trận, trái lại có thể đi chinh thảo.
Tuế Tinh đi nhanh quá thì gọi là Doanh; đi chậm quá thì gọi là Súc. Nếu đi nhanh quá (doanh) thì quốc gia tương ứng sẽ có chiến tranh và suy yếu; nếu nó đi chậm quá (súc) thì quốc gia tương ứng sẽ bị lao lung, tu7ớng soái sẽ bị chết.
Nếu Tuế Tinh mọc đúng chỗ, lại hội cùng ngũ tinh, thì quốc gia tương ứng sẽ có thể dựa theo lẽ phải mà được Thiên hạ.
Xin xem tiếp bài 28 – dienbatn .