NỘI DUNG SẼ TRÌNH BÀY:
PHONG THỦY LUẬN
1/ KHẢO QUA TRƯỜNG PHÁI BÁT TRẠCH MINH CẢNH : ( Tiếp theo ).
Khi xem Phong thủy , ngoài việc xem cách cục của ngôi nhà còn phải xác định tọa hướng và phương vị.
Cách đặt La bàn : Đặt la bàn ở vị trí chính giữa nhà ( một gian thì đặt ở chính giữa thiên tỉnh, nhà 2 gian trở lên thì đặt ở chính giữa khu nhà. Để la bàn song song với mặt đất ( thường sử dụng mâm gạo hay cát rồi để la bàn lên đó ) . Khi đo , cần phải dọn dẹp tất cả các vật bằng kim loại quanh đó để tránh ảnh hưởng đến độ chính xác của từ tính .

Xác định trung tuyến và tọa hướng : Xác định trung tuyến của ngôi nhà tức là xác định đường thẳng chỉ tọa hướng của nhà và hướng cửa . Lúc đó cần để la bàn ở trung tâm của công trình kiến trúc , dùng dây chăng thành hình chữ thập kéo qua vị trí trung tâm của mặt bằng kiến trúc , sao cho trùng với thiên tâm thập đạo ( hai dây vuông góc trên la bàn ) đường chữ thập phải song song với tường công trình kiến trúc Như vậy khi chuyển động nội bàn ta có thể xác định được tọa, hướng của công trình.
Hướng nhà : là đường thẳng từ trung tâm thiên tâm thập đạo của la bàn vuông góc với cửa chính , hướng từ trong tâm nhà ra cửa . Đường thẳng này nằm trong cung nào của la bàn thì hướng nhà mang tên cung đó.
Đường thẳng góc với cửa chính nằm trong cung nào của bát quái thì dùng tên của cung bát quái đó đặt tên cho nhà . Muốn xác định hướng nhà thì ta đặt la bàn tại tâm nhà sao cho số 0 của la bàn vào đúng cung Tý của la bàn, số 180 độ vào đúng cung ngọ của la bàn. ( Tức là đầu Bắc của kim chỉ vào 0 độ, đầu Nam chỉ vào 180 độ ). Đường thẳng góc với cửa nằm ở cung nào thì cung đó chính là hướng nhà.
Vị của cửa là đường thẳng nối từ tâm nhà đến tâm cửa. Đường thẳng này nằm trong cung nào thì cung đó là vị của cửa. Tâm cửa là điểm giữa của cửa. Như vậy mỗi cửa có hai tiêu chí để xác định là Hướng và Vị của cửa.

5/ CỔNG NHÀ : Cổng nhà là nơi đưa Sinh khí và tà khí vào nhà. Nhà không có cổng thì khí thiểu ( kém ), cổng xa nhà thì khí tốt càng tốt lên , khí xấu càng xấu thêm . Cổng phải đặt vào vị trí cát khí của ngôi nhà ( các cung tốt trên vòng phúc đức ) và các cung Phúc đức, Sinh khí, Thiên y sẽ được sinh vượng. Tâm của cổng không được phạm vào các đường tuyến Đại, tiểu Không vong ( 16 đường phân tuyến giữa các sơn ). Lạc quái nằm vào sát đường phân tuyến của các quẻ : Giáp Dần – Đinh Mão; Đinh Tỵ – Canh Ngọ; Canh Thân – Quý Dậu ; Quý Hợi – Giáp Tý. Âm dương sai thác nằm đúng vào vị trí bát Long : Bính Thìn – Kỷ Tỵ; Kỷ Mùi – Nhâm Thân; Nhâm Tuất – Ất Hợi; Quý Sửu – Bính Dần.
Cổng không nên có con đường đâm thẳng vào . Nếu gặp phải trường hợp này nên có treo tấm gương bát quái với các quẻ như đã viết ở các phần trên hoặc đặt một Thái sơn cảm đương thạch- Thạch cảm đương
Đây là Vật Hóa Sát khá phổ biến trong Phong Thủy, nhất là ngoài miền Bắc. Theo truyền thuyết thì ngày xưa ở núi Thái có 1 vị đạo sĩ tên Thạch Cảm Đương, ông nhờ tài giỏi đã đánh đuổi được yêu quái chuyên quấy nhiễu các khuê nữ, nên người ta mới dùng tên ông khắc vào đá để trấn tà khí, giải trừ uế khí.


Lối từ cổng vào nhà nên rộng rãi , uốn lượn.
6/ CỬA NHÀ : Cửa là yếu tố quan trọng nhất của ngôi nhà , nó dẫn Sinh khí và Tà khí vào nhà. Cửa nhà phải tương ứng với kích thước ngôi nhà. Các cụ ngày xưa dạy : Nhà cao – Cửa rộng là vậy. Cửa trước không được thông thẳng với cửa sau sẽ bị thoát khí. Trước cửa không nên để non bộ cao hơn cửa, không vày nhiều gạch đá trước cửa. Cửa chính không được đối diện với hướng xuống của cầu thang trong nhà sẽ tán tài. Gặp trường hợp này ta hóa giải bằng một tấm gương đặt trên cánh cửa đối diện với cầu thang sao cho cầu thang lọt vào trong tấm gương. Lúc này trong nhà có 2 cầu thang : Cầu thang thật và cầu thang ảo trong tấm gương, âm – dương sẽ hài hòa hóa giải hiện tượng cầu thang đổ ra đường.
Cửa chính không nên đối diện với cao ốc lớn. Nếu phạm nên hóa giải bằng cách dùng vật này đặt trước cửa hoặc cổng.

Cửa chính kỵ đối diện với đòn dông nóc nhà ở phía trước, hoặc một cây lớn đơn độc , cột điện, trụ cao thế , cây thập tự, câu cầu lớn. Nếu phạm thì dùng cái này hóa giải .




9/ PHÒNG NGỦ : Phòng ngủ phải hợp với mệnh người ngủ ( Thường quay chân về các cung Phúc đức, Thiên Y, Sinh khí ). Cửa phòng ngủ và giường phải hợp với bản mệnh. Phòng ngủ tránh đối diện với cửa chính , tránh đối diện phòng tắm. Không đặt phòng ngủ vào các cung Tình duyên và hôn nhân bị khiếm khue61t ( góc Tây Nam ) .Không làm la phông đầu cao đầu thấp trong phòng ngủ.
Cửa phòng ngủ : Kiêng gương chiếu thẳng vào cửa phòng. Phòng ngủ không đặt tượng các Thần linh. Cửa ra vào ( cửa chính ) không đối diện với cửa phòng ngủ .
Giường ngủ : Nên đặt giường vào cung Phục vị của bản mệnh, chân quay về các cung tốt ( Phước đức, Thiên Y, Sinh khí ). Đầu giường phải không có xà ngang, xà dọc đè lên. Đầu giường không được đối diện với cửa ra vào. Với nhà tầng, giường không đặt trên hoặc dưới bếp và nhà vệ sinh. Đầu giường không đối diện với gương soi.
10/ PHÒNG KHÁCH : Nền gạch của phòng khách nên sinh vượng cho mệnh chủ. Chỗ ngồi của chủ nhân nên đặt vào hướng Đông Nam ( cung tài ) , chỗ ngồi của khách nên đặt vào cung Quý nhân ( Tây Bắc ). Nếu ngược lại sẽ phạm vào Phản khách vi chủ – Chủ nhà dễ bị người ngoài lấn át.
11/ BỒN NƯỚC TRÊN SÂN THƯỢNG ( SATADO ) : Không được đặt trên bàn thờ, bếp . giường ngủ.
12/ CẦU THANG : Không đặt cầu thang ở trung tâm nhà. Cầu thang nên đặt ở cuối nhà theo hướng lên là hướng tốt của gia chủ. Bậc cầu thang nên có số lẻ ( 4n + 1 ) kể cả chiếu nghỉ và mặt sàn . Cầu thang phải để ở vị tốt ( theo cửu cung ) và hướng tốt ( theo bát quái ). Không để bể nước, bể phốt dưới gầm cầu thang, cầu thang đi theo chiều thuận của âm dương ngũ hành ( theo chiều kim đồng hồ ).
Cầu thang chính là Khí khẩu ( đường nạp khí ) của tầng trên. Cầu thang nên rộng ít nhất là 1m, và chiều cao bậc khoảng 15 cm sẽ giúp người già và trẻ nhỏ lên xuống không mệt.
Trong phép đặt cầu thang có câu : Nhất Vị – Nhị Hướng.
Nhất vị ( Theo cửu cung ) Không phụ thuộc vào mạng chủ, ảnh hưởng tốt xấu đến 70 %.
Nhị Hướng ( Theo bát quái ) , Phụ thuộc vào mệnh của thân chủ. Anh hưởng tốt xấu đến 30 %.
Lưu ý : Tất của cầu thang, bàn thờ , giường ngủ , chỗ an tọa và vị trì, quay mặt ảnh, hay miệng lò đó là hướng.
Tọa theo đầu ảnh hưởng 70%, hướng theo chân ảnh hưởng 30 %.
Cầu thang được chia làm 2 phần * Động khẩu : Chỉ làm 3 bậc.
* Phần còn lại là lai mạch : Từ 4-5 bậc.
